Đăng ký email

Tư vấn miễn phí

Online 1
Online 2

Thống kê

quangvu.net Online: 23

quangvu.net Today: 340

quangvu.net Yesterday: 529

quangvu.net Total: 7,508,530

Quảng cáo

Luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, luật sư dân sự, luật sư hôn nhân gia đình

Các chế tài thương mại (Phần 2)

Số lần xem: 7,009 Ngày đăng: 25/03/2019 10:03:59

Ngoài chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, buộc bồi thường thiệt hại đã được phân tích trong bài viết lần trước về chủ để các chế tài thương mại.

Bài viết lần này sẽ tập trung tìm hiểu 03 loại chế tài khác cũng đươc quy định trong Luật Thương mại 2005, gồm:

- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

- Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

- Huỷ bỏ hợp đồng.

1. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Điều 308 Luật Thương mại 2005)

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng; hoặc

(ii) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng:

- Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

- Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Thương mại.

2. Đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310 Luật Thương mại 2005)

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(i) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng; hoặc

(ii) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng:

- Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.

- Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Thương mại.

3.      Huỷ bỏ hợp đồng (Điều 312 Luật Thương mại 2005)

- Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.

- Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.

- Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

(i) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; hoặc

(ii)  Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng:

- Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật Thương mại 2005, sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.

- Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.

- Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật Thương mại.

Lưu ý:

- Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

- Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại (Điều 315 Luật Thương mại 2005)

- Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác. (Điều 315 Luật Thương mại 2005).

Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến chế tài thương mại mà Luật sư Tranh tụng cho rằng Quý độc giả cần nắm để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khi tham gia vào các hoạt động thương mại.

Nguồn anh: Internert

Thủy Lê