Đăng ký email

Tư vấn miễn phí

Online 1
Online 2

Thống kê

quangvu.net Online: 9

quangvu.net Today: 129

quangvu.net Yesterday: 529

quangvu.net Total: 7,508,319

Quảng cáo

Luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, luật sư dân sự, luật sư hôn nhân gia đình

Tuyên bố mất tích theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

Số lần xem: 6,877 Ngày đăng: 12/02/2019 15:49:43

Ngày 01/01/2017, Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực thi hành, việc tuyên bố mất tích được quy định cụ thể như sau:

1. Khi nào một người bị Tòa án tuyên bố là mất tích?

Một người bị Tòa án tuyên bố mất tích khi:

- Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố một người mất tích khi người đó đã biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.

- Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2015 còn bổ sung thêm quy định: Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị tuyên bố mất tích cư trú cuối cùng để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

2. Việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích được quy định như thế nào?

Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ sau:

a. Quyền của người quản lý tài sản: 

- Quản lý tài sản của người vắng mặt;

- Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt; và

- Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.

b. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản: 

- Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình.

- Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.

- Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.

- Giao lại tài sản cho người bị tuyên bố mất tích khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 66, Điều 67, Điều 68, và Điều 69 BLDS 2015.

Thủy Lê