Đăng ký email

Tư vấn miễn phí

Online 1
Online 2

Thống kê

quangvu.net Online: 7

quangvu.net Today: 103

quangvu.net Yesterday: 529

quangvu.net Total: 7,508,293

Quảng cáo

Luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, luật sư dân sự, luật sư hôn nhân gia đình

Cá nhân có được thế chấp quyền sử dụng đất cho người nước ngoài không

Số lần xem: 8,771 Ngày đăng: 30/03/2019 22:57:32

Vấn đề thế chấp nhà ở, quyền sử dụng đất thường xuyên xảy ra nhiều tranh chấp. Một trong những tranh chấp phổ biến là cá nhân nhận thế chấp quyền sử dụng đất của cá nhân khác bằng cách giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ phân tích các quy định của pháp luật để giải đáp cho câu hỏi: Người nước ngoài có được nhận thế chấp quyền sử dụng đất không.

Theo khoản 2 Điều 144 Luật Nhà ở 2014, nếu chủ sở hữu nhà ở là cá nhân thì được quyền thế chấp nhà ở cho các chủ thể sau:

(i) tổ chức tín dụng,

(ii) tổ chức kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam; hoặc

(iii) cá nhân theo quy định của pháp luật.

Tương tự, Điểm g Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định, cá nhân được quyền thế chấp quyền sử dụng đất cho cá nhân khác theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cá nhân nhận thế chấp nhà ở là người nước ngoài, thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch. (Điểm b Khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở 2014).

Như vậy, trong trường hợp thế chấp nhà ở kèm theo quyền sử dụng đất hoặc thế chấp quyền sử dụng đất thì người nước ngoài có được nhận thế chấp không?

Khác với Luật Nhà ở, Luật Đất đai 2013 không quy định cụ thể cá nhân là người nước ngoài có được nhận thế chấp không. Tuy nhiên, người nước ngoài không phải là người sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013. Do đó, có thể hiểu rằng, người nước ngoài không được quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất.

Một vài lưu ý về việc thế chấp nhà ở, quyền sử dụng đất:

- Hợp đồng thế chấp nhà ở phải được công chứng, chứng thực (Khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014, Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013)

- Việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính (Khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013).

Trên đây là những quy định cơ bản về thế chấp nhà ở, quyền sử dụng đất, luật sư nhà ở, đất đai của chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho Quý độc giả.

Thủy Lê