Đăng ký email

Tư vấn miễn phí

Online 1
Online 2

Thống kê

quangvu.net Online: 11

quangvu.net Today: 109

quangvu.net Yesterday: 529

quangvu.net Total: 7,508,299

Quảng cáo

Luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, luật sư dân sự, luật sư hôn nhân gia đình

Tòa án tự mình thu thập chứng cứ khi nào

Số lần xem: 6,683 Ngày đăng: 02/04/2019 16:58:22

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ lien quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Tuy nhiên, nếu bị đơn không có bất kỳ ý kiến nào, thì Tòa án sẽ giải quyết như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 199 BLTTDS, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Trong trường hợp bị đơn không đề nghị gia hạn và đã quá thời hạn nêu trên mà đương sự chưa có bản khai, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 98 BLTTDS, Thẩm phán phải tiến hành lấy lời khai của bị đơn. Tuy nhiên, nếu bị đơn có địa chỉ trụ sở chính ở địa phương khác, thì theo khoản 1 Điều 105 BLTTDS, Tòa án có thể ra quyết định ủy thác thu thập chứng cứ để Tòa án khác lấy lời khai của bị đơn nhằm thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ án. Tòa án nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc cụ thể được ủy thác trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác và thông báo kết quả bằng văn bản cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác; trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác.

Khi tiến hành ủy thác thu thập chứng cứ, Tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự để đợi kết quả thực hiện ủy thác thu thập chứng cứ.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án không còn thì Tòa án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự và gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp (Điều 216 BLTTDS).

Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến đến thẩm quyền của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ mà Luật sư Tranh tụng cho rằng Quý độc giả cần nắm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng.

Nguồn ảnh: Internet

Thủy Lê