Quyền yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập
Số lần xem: 6,723 Ngày đăng: 08/04/2019 17:55:50
Trong quá trình tố tụng, bị đơn được quyền yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quyền yêu cầu độc lập. Các yêu cầu này nên được đưa ra vào thời điểm nào là phù hợp và đúng quy định pháp luật.1. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn (Điều 200 BLTTDS)
Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
- Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
- Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
2. Quyền yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (Điều 201 BLTTDS)
Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:
- Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
- Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
- Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Lưu ý:
Thủ tục yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.
Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến quyền yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập mà Luật sư Tranh tụng cho rằng Quý độc giả cần nắm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng.
Nguồn ảnh: Internet
Thủy Lê
Bài viết liên quan
- Thủ tục nhận nuôi trẻ em bị bỏ rơi (16/05/2019 15:20:18)
- Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền (22/04/2019 17:21:15)
- Quyền hưởng dụng theo quy định của BLDS 2015 (22/04/2019 11:19:44)
- Có được khiếu nại quyết định thi hành án dân sự không (16/04/2019 14:26:31)
- Quy định về thủ tục giám đốc thẩm (04/04/2019 17:28:03)