Thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi nào
Số lần xem: 7,775 Ngày đăng: 20/04/2019 16:58:20
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay bởi nhiều hiệu quả mà hình thức này mang lại cho doanh nghiệp, đặt biệt là thời gian giải quyết tranh chấp được rút ngắn hơn rất nhiều so với giải quyết tranh chấp tại Tòa án.Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu bởi khi xác lập thỏa thuận trọng tài, doanh nghiệp không có đội ngũ pháp lý để kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận trọng tài.
Dưới đây là các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu:
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật TTTM: là trường hợp thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật TTTM
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật: người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.
Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự: là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này thì Tòa án cần thu thập chứng cứ để chứng minh người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa án xác định, tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật TTTM .
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu mà Luật sư Tranh tụng cho rằng Quý độc giả cần nắm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng.
Nguồn ảnh: Internet
Thủy Lê
Bài viết liên quan
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài (21/03/2019 11:08:17)
- Nghĩa vụ chứng minh đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (20/03/2019 17:09:35)
- Các trường hợp hủy phán quyết trọng tài (08/03/2019 15:16:21)